Một trong những yếu tố được các SEOer quan tâm trong chiến dịch SEO chính là tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate). Đây chính là chỉ số đem lại động lực lớn nhất cho các nhà đầu tư SEO. Chính vì vậy, cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của một website bán hàng.
Trong Online Marketing, “tỉ lệ chuyển đổi” – Conversion Rate có vai trò rất quan trọng đối với một chiến dịch Digital Marketing. Thông qua tỉ lệ chuyển đổi, bạn có thể nhận thấy rằng chiến dịch của mình có hiệu quả hay không? Từ đó để bạn xem xét và điều chỉnh các yếu tố như nội dung, từ khóa và các yếu tố liên quan để tăng tỉ lệ chuyển đổi, nhằm mục đích cuối cùng vẫn là tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
Tỷ lệ chuyển đổi – Conversion Rate là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi – Conversion Rate là một công thức dùng để so sánh tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu này có thể là yêu cầu liên lạc, các cuộc gọi, mua hàng, báo giá, sắp xếp cuộc hẹn… Tùy vào dạng website mà chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau.
Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi như sau:
Tỷ lệ chuyển đổi = (Tổng số mục tiêu đạt được / Tổng số người dùng vào website) x 100%
Tỷ lệ chuyển đổi rất có ích cho các nhà đầu tư SEO, đặc biệt là những nhà đầu tư có tầm nhìn, sử dụng dữ liệu về lượng truy cập trang web để xác định những phương pháp tiếp thị khác, nhằm tăng doanh số bán sản phẩm.
Để vận dụng tính được tỷ lệ chuyển đổi thì bạn hãy xem xét trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó thống kê số lượng khách truy cập rồi đem so với tổng số khách hàng truy cập website. Như vậy, sẽ tính được giá trị trung bình mỗi đơn hàng mà khách hàng đã thanh toán. Chỉ cần điền các thông số này, bạn sẽ biết được tỷ lệ chuyển đổi tại thời điểm đó như thế nào.
Vì sao cần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi?
Tăng tỉ lệ chuyển đổi chính là lý do sâu xa mà SEO ra đời. Bởi bất kì người làm SEO nào cũng luôn muốn làm tăng vị trí bảng xếp hạng tìm kiếm website để có thể nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành công. Bởi việc tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm cũng đơn thuần là nhằm mục đích tăng số chuyển đổi của website.
Bên cạnh đó, tỷ lệ chuyển đổi còn được đánh giá là một trong những chỉ số chất lượng traffic quan trọng. Quan sát tỉ lệ chuyển đổi bạn sẽ biết được hiệu quả của một chiến dịch SEO và từ khóa nào tạo ra tỷ lệ chuyển đổi lớn nhất. Một chiến dịch SEO được đánh giá là thành công khi tạo ra được tỉ lệ chuyển đổi cao, đặc biệt là chuyển đổi mục tiêu mà người làm SEO hướng đến.
Chính vì vậy mà bạn cần phải gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, tìm hiểu những cách giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website. Điều này sẽ giúp bạn khác biệt trong cuộc đua đứng top của Google, giúp website của bạn trở thành địa chỉ tin cậy, một khi đã vào rồi là tỉ lệ mua hàng sẽ cao. Đồng thời, giúp chuyển đổi lượng traffic chưa chắc đã tiềm năng, trở thành những traffic có tỷ lệ mua hàng rất lớn, mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sẽ không có một công thức gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rập khuôn nào sẵn cho bạn. Vì sao ư? Bởi dù là thiết kế trang web cho cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn thì mỗi website, mỗi mặt hàng, sản phẩm bạn bán đều có tính chất và đối tượng khách hàng khác nhau. Cụ thể như trang web bán quần áo sẽ khác một website bán đồ gia dụng. Điều dễ nhận thấy nhất ở đây là khác nhau về sản phẩm đang bán, cũng như phân khúc khách hàng mục tiêu hướng đến. Nhưng vẫn sẽ có những kiến thức và quy tắc chung để bạn có nền tảng, rồi tự bản thân tìm ra những cách thức đơn giản giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên site.
Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website hiệu quả
Dưới đây là 1 số cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website hiệu quả mà bạn sẽ phải làm, nếu như muốn có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Tối ưu hóa giao diện website
Tối ưu hóa giao diện website chính là việc đầu tiên bạn cần phải làm để tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website. Bởi giao diện website chính là thứ “đập vào” mặt khách hàng đầu tiên. Chính vì vậy, giao diện cần phải thiết kế đơn giản, tinh tế, để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ được trình bày cụ thể, rõ ràng, rành mạch để người xem dễ hiểu và có thể click vào đọc, tìm hiểu thêm thông tin.
Ngày nay, có rất nhiều công ty cạnh tranh nhau cùng bán về một sản phẩm, vì thế khách hàng ngày càng khó tính trong việc “trao niềm tin”. Chính vì vậy, đến cả giao diện website cũng phải được đầu tư thật kỹ lưỡng, để có thể trở thành một yếu tố khiến khách hàng cảm thấy sự chuyên nghiệp, tin tưởng.
Yếu tố giao diện tác động mạnh mẽ đến hành vi của người dùng trên website, Webmini.vn là trang web của một công ty thiết kế web vừa được thành lập nhưng với giao diện chuyên nghiệp, hơn 50% khách hàng khi tham khảo website đều để lại thông tin để được tư vấn, có thể thấy giao diện web tác động mạnh mẽ đến người dùng.
Chính vì vậy, khi tối ưu hóa website, bạn hãy đặt mình vào cương vị của một người khách hàng đang tìm kiếm 1 dịch vụ, một sản phẩm nào đó để mua. Nếu so sánh giữa website có giao diện xấu thiếu chuyên nghiệp và 1 website đẹp, hợp mắt thì chắc chắn rằng khách hàng sẽ có ấn tượng tốt với website đẹp hơn, và sẽ ưu tiên xem xét dịch vụ, sản phẩm của website đó.
Do đó, việc tối ưu hóa lại giao diện sao cho phù hợp là một công việc rất thiết mà bạn cần phải làm đầu tiên nếu như muốn gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Giao diện website có đẹp thì mới tạo được ấn tượng đầu tiên với khách hàng thì cơ hội khách hàng mua hàng sẽ cao hơn phần nào đó.
Thực hiện A/B Testing
Thực ra, kỹ thuật A/B Testing là một phạm trù chuyên biệt, rất khoa học của chủ đề tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng nó lại vô cùng ích cho toàn bộ quá trình SEO của bạn. Cách thực hiện A/B testing như sau:
Bạn hãy chia lượng traffic vào website của bạn ra làm đôi, nhóm traffic A và nhóm traffic B. Với mỗi nhóm traffic thì thể hiện cùng một một dung nhưng theo 2 phiên bản khác nhau, sử dụng phần mềm theo dõi chỉ số KPI xem phiên bản nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn.
Khi thực hiện kỹ thuật A/B Testing, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
+ Ở cùng 1 thời điểm chỉ test thử 1 yếu tố là design hoặc Headlines để chọn thực hiện A/B testing.
Ví dụ như bạn muốn test nút CTA màu đỏ với màu xanh, xem nút nào được click nhiều hơn, thì tại 1 thời điểm nhất định bạn chỉ test 2 cái nút này thôi. Bạn không thể nào làm cùng lúc test nút CTA, rồi test vị trí optin mail hay test thêm nhiều thứ khác. Như vậy khi có kết quả bạn sẽ không biết lượng traffic thuộc về kết quả của test nào.
+ A/B Testing chỉ áp dụng được, khi và chỉ khi website của bạn đã có lượng truy cập nhiều, ổn định. Bởi vì traffic lèo tèo thì bạn test cũng chỉ tốn công, không đủ số lượng làm thành dữ liệu để phân tích đâu.
+ A/B testing phải được áp dụng trong 1 thời gian dài, tối thiểu 1 tuần. Nếu trong 1 tuần mà kết quả hơi tương đồng nhau hoặc có sự chênh lệch nhau không đáng kể thì bạn cần thực hiện công việc này lên tới cả tháng, để thấy được sự chênh lệch rõ ràng hơn.
Xây dựng nội dung tốt
Hầu hết, khách hàng truy cập vào website là do truy cập từ việc tìm kiếm kết quả cho một từ khóa nào đó. Thông thường là họ tìm kiếm theo từ khóa để tìm thông tin mua hàng. Chính vì vậy, website của bạn phải cung cấp được cái gì đó giải quyết tốt vấn đề của họ. Như vậy mới có thể giữa chân được khách hàng ở lại lâu hơn với website. Chính vì vậy mà kỹ thuật content marketing trong bán hàng cần phải được đầu tư, xây dựng thật tốt để giúp khách hàng nhanh chóng truy cập, khi đọc vào nội dung họ sẽ thấy được lý do họ nên mua sản phẩm từ website của bạn. Chính vì vậy, khi xây dựng nội dung, bạn cần chú ý đến:
+ Headline – tiêu đề site, tiêu đề blog post, tiêu đề bài review…
+ Subtitle – các đề mục nhỏ, các thẻ heading…
+ Bullet Point – Review về sản phẩm, nói về tính năng sản phẩm, làm nổi bật lên được công dụng tốt nhất của sản phẩm.
+ Hình ảnh cần phải đẹp, bắt mắt.
Đây là những yếu tố khi làm nội dụng cho website bạn cần phải chú ý, để chỉnh sửa sao cho thật thuyết phục.
Sử dụng Call-To-Action đúng cách
Sử dụng Call-To-Action là một yếu tố kêu gọi khách hàng mua hàng rất hiệu quả. Thông thường, Call To Action – Lời kêu gọi hành động có 2 hình thức chính thường dùng :
+ Nút kêu gọi, có màu sắc, có design nếu cần đầu tư.
+ Lời kêu gọi bằng text, nghĩa là trong một câu có vài từ bạn dùng để kêu gọi họ click vào và dẫn link đến 1 đường link khác, có thể dẫn đến salepage.
Dù là nút kêu gọi hay text kêu gọi thì cũng phải có “tính khẩn cấp” thì khách hàng mới thực hiện hành động nếu không muốn mất cơ hội mua hàng ngon.
Ví dụ như: “DUY NHẤT SALE 30% HÔM NAY” “SẢN PHẨM HIẾM” “MUA NGAY”
Những chữ này bạn hãy nhấn mạnh bằng cách in hoa. Còn khi bạn muốn thiết kế vào nút CTA Button thì hãy quan tâm đến vấn đề màu sắc. Màu nền của nút cần phải nổi bật hay còn gọi là tương phản so với màu nền của website. Còn màu chữ trên nút CTA, sẽ nổi bật và tương phản so với màu nền của nút.
Nếu bạn kiếm tiền với affiliate marketing thì chỉ cần tối ưu tới bước làm sao cho khách hàng click vào link affiliate của bạn càng nhiều càng tốt. Muốn làm được điều này thì Nút CTA của bạn phải là ĐỘNG TỪ MẠNH mang tính kích thích, kêu gọi hành động cao.
Tăng cường sự tương tác từ mạng xã hội
Mang xã hội là một công cụ rất hữu ích trong việc bán hàng online, nhiều doanh nghiệp đã thành công với mạng xã hội, trong đó có thể kể đến tổ chức Webmastershaven đã xây dựng được cộng đồng đông đảo trên nền tảng Facebook, giúp kéo lượng tương tác, traffic từ mạng xã hội về website rất đáng kể. Bởi mạng xã hội giúp bạn tạo dựng niềm tin qua việc tăng tính tương tác giữa thương hiệu với người dùng mục tiêu. Khi có niềm tin thì sẽ ảnh hưởng đến đến quyết định chuyển đổi của khách hàng. Chính vì vậy, bạn hãy thử đặt các nút liên kết với mạng xã hội trên website của mình ở nơi mà người dùng dễ dàng nhìn thấy. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng tương tác, đăng ký, mua hàng thông qua tài khoản facebook, google+… Hơn nữa còn làm cho các nội dung content marketing trên website lan truyền trong cộng đồng mạng nhanh hơn. Khách hàng sẽ biết đến website của bạn và truy cập nhiều hơn.
Xây dựng bước mua hàng đơn giản, nhanh chóng
Khi khách hàng quyết định click vào nút “Đồng ý chuyển đổi”, bạn nghĩ rằng đã có thể thở phào nhẹ nhõm, điều này là sai lầm. Nếu khách hàng bấm vào “Mua ngay” lại gặp phải hàng loạt bước, điều khoản mua hàng, chắc chắn răng bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng chỉ vì những quy định rối rắm đó. Do đó, bạn hãy cố gắng xây dựng các bước mua hàng đơn giản và nhanh chóng trên website bán hàng trực tuyến. Hãy giúp khách hàng có thể mua hàng trong vòng từ 1 đến 2 phút thông qua những bước thanh toán đơn giản mà không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
Bạn cần lưu ý một điều nữa là nếu không cần thiết thì đừng bắt khách hàng đăng ký để được mua hàng. Bởi đa số khách hàng ghé qua shop là khách hàng vãng lai, dạo chơi hơn là mua hàng. Chính vì vậy, muốn khuyến khích khách hàng đăng ký tốt nhất là bạn hãy gợi mở cho khách hàng về những tính năng cũng như lợi ích tuyệt vời khi trở thành thành viên như: tặng voucher, ưu đãi giảm giá, chính sách điểm thưởng…Ngoài ra nếu bạn muốn thu nhập thông tin khách hàng truy cập thì có thể kết hợp website với phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp để lưu trữ lại. Điều này cho tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn rất nhiều.
Có rất nhiều cách làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate), nhưng trên đây là những cách đơn giản, dễ làm và cho kết quả tối ưu nhất. Vì thế, bạn có thể áp dụng ngay mà không cần phải có sự trợ giúp từ bên ngoài.