Trong những năm gần đây giới lập trình viên đã bắt đầu có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để xây dựng website và webapps với mức độ phức tạp nhất định, việc này đồng nghĩa với việc sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành được tất cả các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ý tưởng của bản thân. Tuy nhiên framework của ngôn ngữ lập trình PHP sẽ cung cấp cho các lập trình viên những giải pháp tương đối để tạo ra được một cách thiết kế website doanh nghiệp hoặc xây dựng trang web và webapp theo cách tự nhiên. Để chọn lựa được loại frameword nào tốt nhất thì cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết đã được tổng hợp ý kiến từ những lập trình viên chuyên nghiệp về kiến thức framework sẽ giúp bạn trà lời những câu hỏi ngay dưới đây.
1. Framework là gì. Lý do nên dùng Framework PHP?
Framework còn gọi là bộ khung, đây là một danh từ tiếng anh dùng để chỉ một bộ khung đỡ của một kết cấu nào đó. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì framework có nghĩa là một tập hợp các thư viện phần mềm, các trình biên dịch, diễn dịch hoặc là các API để mục đích phục vụ cung cấp một môi trường giúp cho việc lập trình ứng dụng trở nên nhanh chóng. Vì trong lập trình ứng dụng web và xây dựng website có rất nhiều vấn đề gặp phải và lặp lại nhiều lần vì thế framework là một trong những công cụ giúp bạn xử lý được các vấn đề này và framework đã làm những công việc vấn đề phức tạp trở nên đơn giản và việc còn lại lập trình viên cần làm chỉ cần tập trung công việc chính là xây dựng website.
Sau đây là những lý do quan trọng nhất và là trọng điểm khiến cho hầu hết các công ty thiết kế web hàng đầu như: công ty mona media, công ty skyweb, haravan,… đều thích sử dụng framework PHP và cách mà framework tối ưu hóa quá trình phát triển sản phẩm:
- Framework hỗ trợ cho việc tăng tốc quá trình phát triển.
- Framework giúp tổ chức, sắp xếp, duy trì và tái sử dụng code.
- Sản phẩm của bạn sẽ được phát triển từng ngày vì nhờ có framework mà các website và webapp đều có khả năng mở rộng.
- Framework là người bạn đồng hành giúp bạn không phải căng thẳng về vấn đề an ninh của website.
- Đảm bảo tính logic và khả năng trình bày vì framework đi theo khuôn mẫu MVC (Model-View-Controller)
2. Top 10 loại framework php tốt nhất hiện nay
Sau đây là top 10 loại framework php tốt nhất và được nhiều nhà lập trình viên sử dụng nhất hiện nay:
2.1. Laravel
Laravel là framework php được tung ra vào năm 2011, theo những thông tin khảo sát online thì Laravel là một trong những framework được sử dụng phổ biến và nhiều nhất hiện nay vì Laravel là một framework sử dụng một hệ sinh thái khổng lồ với instant hosting với một nền tảng vận hành và có cả một trang website chính thức vì thế nó có thể cung cấp rất nhiều các hưởng dẫn cho người dùng và các lập trình viên thông qua Laracasts. Ngoài ra Laravel là một framework sở hữu khá là nhiều tính năng khác nhau cho phép người sử dụng phát triển ứng dụng và laravel có một engine khuôn mẫu hạng nhẹ còn được gọi là Blade với những cú pháp cực kì gọn gàng và nó sẽ giúp bạn giải quyết những công việc thường nhật của bạn như authentication, session, queuning, bộ nhớ đệm và Restful routing sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều lần, ngoài ra laravel còn tích hợp cả một môi trường làm việc riêng được gọi là Homestead.
2.2 Symfony
Symfony bao gồm những thành phần framework được sử dụng trong rất nhiều dự án ấn tượng và phức tạp ví dụ điển hình như hệ thống quản lý nội dung Drupal hoặc forum phần mềm của PHPBB. Một điểm đặc biệt ở Symfony đó chính là có một cộng đồng lập trình viên rộng lớn và rất nhiều người đã trở thành khách hàng trung thành và nhiệt huyết với Symfony. Những thành phần trong Symfony được xem như là những thư viện PHP hỗ trợ các bạn lập trình trong rất nhiều công việc như tạo form, tùy chỉnh đối tượng, routing, authentication, templating và rất nhiều những công việc khác nữu. Lập trình viên có thể cài đặt bất kì thành phần nào mà họ muốn sử dụng bằng cách sử dụng phần mềm quản lý Composer PHP. Trên hệ thống website của Symphony có rất nhiều khu vực hấp dẫn, bạn có thể quan sát một cách tổng thể. Đó chính là cách mà các lập trình viên hoàn thành công việc của mình nhờ framework tiện lợi này.
2.3 CodeIgniter
CodeIgniter là một trong những framework PHP hạng nhẹ với tuổi đời vừa mới trên 10 năm, tuy nhiên CodeIgniter sở hữu một quy trình cài đặt thẳng và chỉ yêu cầu một ít tùy chỉnh nhỏ, với việc sở hữu quy trình này bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi xây dựng website. Ngoài ra nó còn gợi ý nhằm giúp bạn tránh được xung đột giữa các phiên bản của PHP và CodeIgniter hoạt động mượt trên mọi cái hosting platform. Đây là một framework không theo khuôn mẫu hoàn toàn để phát triển MVC, sử dụng controller là điều kiện bắt buộc, models và views cho phép lựa chọn hoặc bỏ qua. Tất cả những điều kiện trên cho thấy đây là một framework tạo sự thoải mái cho người dùng với dung lượng cũng chỉ với 2MB vì vậy đó là một framework khá lean cho phép bạn cài đặt plugin từ bên thứ 3 nếu họ có nhu cầu sử dụng các chức năng phức tạp.
2.4 Yii 2
Yii framework giúp phần tăng hiệu năng của sản phẩm khi nó chạy với tốc độ hơn bất kì framework PHP nào khác nhờ sử dụng phương pháp lazy loading. Đây là một framework hoạt động dựa trên phương thức code DRY nghĩa là Don’t Repeat Yourself và đây cũng là framework cung cấp cho người dùng nền tảng code khá rõ ràng và logic. Framework này được tích hợp với jQuery bao gồm một bộ tính năng của AJAX, xây dựng với cơ chế skin và theme dễ sử dụng chính vì thế đây là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời của bất kì lập trình viên nào đã có kinh nghiệm về Frontend. Ngoài ra nó còn sở hữu một code generator mạnh mẽ được gọi là Gii cho phép người dùng object oriented thuận tiện và prototyping nhanh, cung cấp thêm giao diện webbase cho phép người dùng linh động tạo ra code mà người dùng mong muốn.
2.5 Phalcon
Phalcon framework ra mắt vào năm 2012 và nhận được nhiều sự quan tâm từ giới lập trình viên PHP. Phalcon được biết đến là một framework hoạt động cực kì nhành vì được viết trên nền tảng C và C++ để đạt được hiệu suất hoạt động tối đa, và bạn cungx không cần phải học ngôn ngữ C để sử dụng vì Phalcon được trang bị tính năng có thể sử dụng được với bất kì ứng dụng nào. Đây được coi là điểm đáng chú ý của Phalcon framework. Phalcon được xem là một tiện ích mở rộng ngôn ngữ C vì nó giúp tăng tốc độ hoạt động và giảm tải lượng tài nguyên sử dụng. Ngoài ra được tích hợp cùng với rất nhiều tính năng thú vị như universal auto-loader, quản lý, bảo mật, bộ nhớ đệm và nhiều thứ khác.
2.6 CakePHP
CakePHP là framework xuất hiện từ 2005 và nằm trong nhóm những framework PHP và đây là framework phổ biến nhất hiện này nhờ luôn được cập nhật và bắt kịp thời đại. Trong phiên bản mới nhất đã nâng cấp phiên bản quản lý, tăng cường hiệu suất thông qua việc phân tích hàng loạt thành phần và giúp tăng hiệu năng tạo ra nhiều thư viện độc lập. Sỡ hữu quầy trưng bày ấn tượng giúp tăng sức mạnh cho website của những hãng lớn như BMW, Huyndai và Express, là một công cụ tuyệt vời cho việc tạo ra web app với nhu cầu bảo mật cao với nhiều tính năng bảo mật đi kèm ví dụ như xác nhận đầu vào, ngăn chặn sự xâm nhập SQL, ngăn chặn XSS, ngăn chặn CSRF và còn nhiều tính năng khác nữa.
2.7 Zend Framework
Zend là một framework PHP ổn định tích hợp theo nhiều sự lựa chọn tùy chỉnh vì thế thường không phù hợp với những dự án nhỏ mà hiệu quả hơn với những dự án có yêu cầu phức tạp khá cao. Một số đối tác của Zend là IBM, Microsoft, Google và Adobe. Trong thời gian sắp tới Zend Framework 3 đã được tối ưu hóa cho PHP7 nhưng vẫn hỗ trợ cho các phiên bản từ PHP 5.5 trở lên. Hiện nay Zen Framework 2 sở hữu rất nhiều tính năng như công cụ cryptographic coding, công cụ editor kéo thả dễ sử dụng để hỗ trợ cho công nghệ Front-end, debug online và công cụ test PHP Unit, ngoài ra framework này còn kết nối được với Database Wizars, được tạo ra từ phương pháp Angile để nhằm mục đích quan trọng nhất đó chính là mang lại app chất lượng cao cho khách hàng sử dụng.
2.8 Slim
Đây là một micro framework của PHP nhằm cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ bạn cần, được tối giản trong thiết kế và là một trong những sự chọn lựa tuyệt vời nhất cho các dự án nhỏ, những người tạo ra Slim thừa nhận là họ đã được truyền cảm hứng từ Ruby Framework có tên là Sinatra. Đây là framework được sử dụng từ rất nhiều lập trình viên PHP nhằm tạo ra RESTful APIs và dịch vụ, được tích hợp những tính năng như URL routing, bộ nhớ đệm client-side HTTP, session và cookie encryption, ngoài ra nó còn hỗ trợ tin nhắn flash xuyên suốt những yêu cầu của HTTP. Đây là một framework rất dễ đọc và nếu bạn là một lập trình viên và quan tâm đến những tính năng mới trong phiên bản mới của Slim thì hãy sử dụng ngay framework này nhé.
2.9. FuelPHP
FuelPHP là một framework PHP được tích hợp tất cả mọi thứ, ngoài việc hỗ trợ khuôn mẫu MVC thông thường framework này còn hỗ trợ cho các phiên bản cao cấp hơn như HMVC ở mức độ cấu trúc. Fuel PHP có thêm một sự lựa chọn nữa đó chính là Presenter ngoài ra còn có một cái tên khác là ViewModel, việc sử dụng lựa chọn này là nằm giữa layer Controller và View nhằm mục đích đảm bảo tính logic cần thiết để tạo ra View. Framework này đảm bảo sự an nình với việc cung cấp những tính năng như lọc input và URL cũng như mã hóa output, sở hữu framework được chứng nhận với nhiều tính năng tinh vi cùng tài liệu hướng dẫn chi tiết.
2.10. PHPixie
PHPixie là một framework còn khá mới, ra đời năm 2012 với mục đích là tạo ra một framework hiệu suất cao cho việc cho những website read only. Hỗ trợ khuôn mẫu thiết kế HMVC cũng giống như framework FuelPHP, được xây dựng nên nhờ sử dụng những thành phần độc lập, đây là những thành phần có thể dùng mà không cần phải có framework. Tất cả những thành phần của PHPixie đều được trải nghiệm qua 100%, chỉ cần một số ít điều kiện là bạn có thể sử dụng chúng. Trên trang chủ của PHPixie có hướng dẫn giúp bạn học cách sử dụng framework chỉ trong vòng 30 phút, đồng thời blog được xây dụng rất chi tiết với nhiều ví dụ thực tiễn. Trong số các tính năng của PHPixie bạn có thể tìm thấy ORM tiêu chuẩn, bộ nhớ đệm, xác thực input, khả năng xác thực phân quyền, ngoài ra framework này còn cho phép bạn sử dụng ngôn ngữ HAML, cho phép shema migration và sở hữu một hệ thống routing tinh vi.
Tham khảo các công cụ hỗ trợ lập trình PHP miễn phí tại http://free-php-editor.com/
Trên đây là top 10 những framework được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Mong rằng tất cả những thông tin này sẽ giúp ít được cho các bạn đọc giả. Chúc các bạn luôn thành công.