Shopify là gì? Thiết kế website bán hàng với Shopify

shopify là gì

Một trong những nền tảng tuyệt vời xây dựng shop bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp đang được đông đảo người dùng lựa chọn chính là Shopify. Vậy Shopify là gì? Thiết kế website bán hàng với Shopify như thế nào? Bài viết dưới đây của Cube Web sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nền tảng thiết kế trang web bán hàng trực tuyến này.

Bán hàng online đang trở thành xu hướng trong thời đại mới. Người mua hàng chỉ việc ứng dụng di động hay vào các web thương mại điện tử máy tính, đặt hàng. Người bán thông qua trang web kinh doanh trực tuyến của mình nhận thông tin đơn giản, chuẩn bị hàng, gửi tới địa chỉ như khách hàng đã đặt và nhận thanh toán. Một cách mua bán tiện lợi, không cần đi lại mất thời gian công sức, lại có thể thỏa mãn nhu cầu của nhau.

Shopify là gì?

Shopify được biết đến là một trong bốn nhà cung cấp bộ máy thương mại điện tử trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay cùng Weebly eCommerce, Bigcommerce và Squarespace eCommerce. Nền tảng này được phát triển bởi công ty cùng tên vào năm 2006.

shopify là gì
Shopify là gì?

Shopify hỗ trợ tạo trang web thương mại điện tử bởi những công cụ mạnh mẽ, thúc đẩy tiếp cận khách hàng, tăng doanh số và quản lý dễ dàng hơn. Với Shopify, chủ kinh doanh có thể tạo lập trang web dù không có nhiều kiến thức về kỹ thuật chuyên môn, dễ dàng xây dựng website với kho giao diện miễn phí phong phú, ứng dụng đồ sộ cho nhiều lĩnh vực, free hosting chất lượng cao cùng nhiều tài nguyên hấp dẫn khác.

Tính đến nay, nền tảng này đã thu hút hơn 1,7 triệu người dùng trên 175 quốc gia và hỗ trợ các shop kiếm doanh thu hơn 200 tỷ USD bằng Shopify.

Bạn có thể nghiên cứu thêm về những ưu thế vượt trội của Shopify, các mô hình kiếm tiền trên Shopify để hiểu và kinh doanh hiệu quả hơn trên nền tảng này nhé.

Hướng dẫn thiết kế website bán hàng với Shopify

Như đã trình bày ở trên khái niệm Shopify là gì, có thể thấy nền tảng Shopify hỗ trợ kinh doanh online rất hiệu quả. Nhằm giúp bạn tạo trang web bán hàng online trên Shopify nhanh chóng, chuyên nghiệp dễ dàng, chúng tôi sẽ chỉ dẫn bạn với một số lưu ý quan trọng dưới đây.

Những thứ cần chuẩn bị

Trước khi tiến hành thiết kế website, bạn cần chuẩn bị cho mình một số thứ như:

  • Logo: Logo chính là một trong những yếu tố để nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn có thể tự thiết kế thông qua các công cụ hỗ trợ thiết kế hoặc thuê design để tạo ra mỗi logo đặc trưng cho doanh nghiệp của mình.

  • Chuẩn bị các ấn phẩm tiếp thị: Hãy có sẵn cho mình kho ảnh, banner hỗ trợ chương trình quảng cáo, ảnh sản phẩm để giới thiệu thông tin,… Bạn có thể tự chụp và thiết kế hoặc lấy từ nguồn của nhà sản xuất của bạn.
  • Phác họa về website trực tuyến của bạn: Hãy tham khảo một vài ý tưởng các shop tương tự ở các nguồn hoặc mẫu trên Shopify để có thêm ý tưởng độc đáo cho shop của bạn. Hãy phác họa mọi thứ, gạch đầu dòng các yếu tố cần có cho trang thương mại điện tử của bạn ra giấy, bao gồm cả font chữ, màu sắc, slogan, bố cục các phần,… Điều này sẽ giúp bạn bắt tay vào làm mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.

Sử dụng bản dùng thử miễn phí 14 ngày

Nếu lần đầu sử dụng nền tảng Shopify, bạn hãy đăng ký bản dùng thử 14 ngày để trải nghiệm trước. Các bước đăng ký bản dùng thử như sau:

  • Bước 1: Truy cập shopify.com
  • Bước 2: Chọn mục “Start free trial” để đăng ký bản dùng thử 13 ngày.

dùng thử

  • Bước 3: Nhập các thông tin đăng ký theo biểu mẫu hướng dẫn bao gồm: email, password và tên shop của bạn.
  • Bước 4: Sau khi nhập thông tin xong, sẽ có 1 bảng khảo sát về vấn đề kinh doanh, bạn hãy trả lời theo gợi ý. Sau đó tích ô “Yes, I’m designing/…” bên dưới & chọn “Next” để tiếp tục.
  • Bước 5: Sau đó, bạn nhập tiếp các thông tin đăng ký bao gồm tên chủ shop, địa chỉ, số điện thoại, mã bưu điện,…
  • Bước 6: Sau khi hoàn thiện, bạn sẽ nhận được một giao diện quản trị như bên dưới. Giờ đây, bạn có thể bắt tay vào thiết kế website của mình rồi.

Lưu ý: Mọi thiết lập đều hiển thị tiếng Anh, bạn có thể chọn dịch tiếng Việt nếu cần thiết.

Cài đặt giao diện, logo, slideshow

Tại trang quản trị, bạn sẽ thấy thanh công cụ bên trên sẽ hiển thị bao gồm:

  • Trang chủ
  • Đơn hàng
  • Sản phẩm
  • Khách hàng
  • Phân tích bán hàng
  • Marketing
  • Giảm giá
  • Kho ứng dụng

trang home shopify

Bên dưới sẽ có Kênh bán hàng, cửa hàng trực tuyến: Bạn sẽ thiết lập cửa hàng của mình tại đây bao gồm:

  • Chủ đề
  • Bài đăng
  • Các trang
  • Đường dẫn
  • Tên miền
  • Tin tức, sở thích

Mục cuối cùng là phần cài đặt mọi vấn đề như: cài đặt chung về cửa hàng, thanh toán, thủ tục, vận chuyển, thuế, địa điểm, thông báo, gift voucher, kênh bán hàng, kho tài liệu, kế hoạch, người dùng, ngôn ngữ,…

Mục giao diện (Themes)

Bạn vào mục Themes, chọn nút Customize để thiết kế giao diện. Tại đây bạn có thể thỏa sức chọn lựa những giao diện miễn phí phù hợp cho shop của mình. Ngoài những giao diện miễn phí, Shopify có cả bản trả phí chất lượng hơn trong kho cho bạn lựa chọn.

Bạn sẽ thoải mái điều chỉnh bố cục, giao diện từ chủ đề, màu sắc, font chữ, điều hướng, header – footer,… Các chi tiết đều có thể điều chỉnh chỉ với vài các click đơn giản.

Tuy nhiên các giao diện này thường sẽ không quá đẹp, muốn có thêm các tính năng, hiệu ứng, trình bày phù hợp với sản phẩm dịch vụ của bạn thì cần mua theme mới hoặc tìm đến các giải pháp Shopify Web Development của các công Development Company nổi tiếng như Groove Technology – Shopify Service toàn diện từ web / quản lý / tích hợp…

customize

Logo shop

Để đăng tải logo, bạn vào mục Header, chọn Select Image để tải file ảnh lên. Sau đó, bạn có thể tự điều chỉnh logo hiển thị theo ý thích bằng những chức năng bên dưới.

Slideshow banner

Bạn vào ô Homepage, chọn Slideshow Banner và tải banner lên để sử dụng làm slideshow hiển thị ngoài trang chủ. Tùy loại theme và kích thước banner sẽ có sự khác biệt. Kích thước banner thường là 1000×402 pixel.

Đăng sản phẩm

Để đăng sản phẩm, bạn ra ngoài Home, chọn Products, chọn Add Product để đăng sản phẩm lên. Ở phần này, bạn có thể thiết lập mọi thông tin liên quan tới sản phẩm tối ưu SEO. Các thông tin bao gồm: tiêu đề, mô tả, file ảnh, giá, giảm giá, số sản phẩm, khối lượng, danh mục sản phẩm, từ khóa,…

Tạo bộ sưu tập

collection

Để tạo bộ sưu tập hay còn gọi là danh mục sản phẩm, bạn ra khỏi thiết kế sản phẩm, chọn Collections trong mục Products. Chọn Add a collection và tạo danh mục. Bạn hãy thực hiện thêm sản phẩm và điền các thông tin cho bộ sưu tập theo ý thích.

Điều hướng và menu

Điều hướng theo thiết lập mặc định sẽ bao gồm 4 tabs: Home, Catalog, Blog và About us. Để thay đổi, bạn vào Store, chọn Navigation trong Themes, chọn giao diện Admin và điều chỉnh theo nhu cầu.

Thiết lập ngôn ngữ

Để thiết lập ngôn ngữ, bạn sử dụng giúp đỡ sau đây: Vào Themes, chọn Edit HTML/CSS HTML/CSS, nơi chứa phương thức lập trình web của bạn. Lưu ý rằng bất kỳ theo đổi nhỏ nào cũng đủ khiến trang web của bạn hư hại. Bởi vậy, hãy thật cẩn thận và đừng tự ý chỉnh sửa.

Bạn vào HTML/CSS chọn Locales, chọn Add a new Locale, chọn tiếp Create a new locale from scratch & đặt tên vi.json. Trong mục này, bạn mới có thể tạo, xóa tất cả các dấu đóng mở ngoặc đơn. Sau đó, bạn vào file Tiếng Việt trong Theme. Mỗi giao diện chỉ có 1 tệp tiếng Việt tương ứng.

Trong file bạn đang tải xuống, bạn copy toàn bộ bài viết, dán vào vi.json được tạo, bấm save để lưu lại. Sau đó trở về Online Store, chọn Theme, chọn Edit Language, chọn Change theme language và chọn ngôn ngữ Vietnamese, lưu lại. Khi đó, trang web của bạn mới hoàn toàn được chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt.

Phần thay đổi ngôn ngữ khá khó, nếu cần bạn hãy nhờ tới người có chuyên môn để hỗ trợ nhé.

Đăng bài

shopify là gì

Phần đăng bài khá dễ, bạn vào Online store, chọn Blog Posts, chọn tiếp Create blog post để đăng bài tin tức. Về phần đăng bài sản phẩm đã hướng dẫn ở phần Đăng sản phẩm bên trên. Bạn có thể tham khảo thêm.

Các thiết lập cơ bản

Để thiết lập cơ bản cho website bán hàng của mình, bạn vào Settings, chọn General và tiến hành cài đặt cho các yếu tố cần thiết nhé.

Thanh toán & giao hàng

Trong phần thiết lập bạn sẽ thấy có mục Shipping and delivery (Thanh toán và giao hàng) và mục Payments (Thanh toán).

Bạn hãy vào Payments để cài đặt các phương thức thanh toán và vào mục Shipping and delivery để điều chỉnh các thiết lập liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa nhé.

Sau khi tìm hiểu Shopify là gì bạn có thể thấy shopify tương đối dễ sử dụng, bạn có thể chuyển sang tiếng Việt hoặc cứ thực hiện theo hướng dẫn. Chỉ với các click đơn giản, bạn cũng có thể tạo nên trang web bán hàng cho mình. Nếu muốn trang web có những tính năng đầy đủ, hiện đại nhất, bạn nên sử dụng những bản trả phí nhé. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được Shopify là gì và nắm được cách thiết kế website bán hàng với Shopify.

Tham khảo ngay: DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG GIAO DIỆN TỐI ƯU – CHUYỂN ĐỔI CAO

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...